Xét Nghiệm Nước Tiểu Và Những Điều Cần Biết
Tư vấn y khoa: Bác sĩ chuyên khoa Nam Học - ĐKQT Hà Nội
Đánh giá:
Xét nghiệm nước tiểu (hay còn gọi là tổng phân tích nước tiểu) là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá một số bệnh lý viêm nhiễm ở hệ sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ. Nằm trong nhóm xét nghiệm phổ biến nhất, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì, nhằm mục đích gì, làm như thế nào. Theo dõi bài viết hôm nay để có câu trả lời chi tiết nhất.
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU NHẰM NHỮNG MỤC ĐÍCH SAU:
Phát hiện cơ thể có bị thiếu nước hay không? Màu sắc nước tiểu phản ánh tình trạng nước đủ hay thiếu trong cơ thể. Thông thường, nếu cơ thể đủ nước, nước tiểu có màu vàng nhạt, và sẽ nhạt dần cho đến không màu trong suốt cả ngày. Nước tiểu màu vàng sẫm có thể là biểu hiện của tình trạng mất nước, thiếu nước khiến nước tiểu cô đặc, nồng độ các chất cặn bã vượt mức
Phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục: Trong thời kỳ ủ bệnh, dù chưa xuất hiện triệu chứng, xét nghiệm nước tiểu vẫn có thể phát hiện ra bệnh lý lây qua đường tình dục. Xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán được một số bệnh phổ biến như: Giang mai, lậu, Chlamydia,…
Phát hiện bệnh lý liên quan đến thận: Thận là bộ phận chính có chức năng lọc máu và cặn bã để cơ thể vận hành trơn tru. Mỗi ngày, hệ thống máu đi qua thận từ 20-25 lần để sàng lọc chất thải ra ngoài. Giữ lại tế bào máu và protein. Xét nghiệm nước tiểu cho ra các chỉ số protein, chỉ số pH, lượng tế bào hồng cầu,… có bất thường hay không. Từ đó, phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như suy thận, sỏi thận,…
Phát hiện bệnh lý liên quan đến gan: Thông qua chỉ số UBG và BIL và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số bệnh về gan nguy hiểm như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật,…
Phát hiện bệnh lý liên quan đến bàng quang: Bàng quang là cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu. Có nhiệm vụ chứa nước tiểu, đưa tín hiệu khi nước tiểu đạt lượng cần xả ra ngoài. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện kịp thời bệnh lý bàng quang khi vi khuẩn xâm nhập qua đường tiểu hoặc đường máu.
Phát hiện bệnh tiểu đường: ở những trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, lượng đường tích tụ trong máu sẽ cao, thận rất khó để lọc bỏ. Do đó, lượng đường sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu. Việc làm xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra bệnh lý này.
Phát hiện bệnh viêm đường tiết niệu: viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu (thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản). Những triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm tình trạng, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đục, có thể tiểu ra mủ, máu. Việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra tác nhân gây viêm và có phác đồ chữa trị thích hợp.
CÁC THÔNG SỐ TRONG XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu. Bình thường âm tính hoặc chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Bình thường âm tính hoặc chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
Urobilinogen (UBG): dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật. Bình thường âm tính hoặc chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.
Billirubin (BIL): dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật. Bình thường không có hoặc chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
Protein (pro): dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng. Bình thường không có hoặc chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
+ pH: Đánh giá độ acid của nước tiểu. Bình thường: 4,6 – 8
Blood (BLD): dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận. Bình thường âm tính hoặc chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Triệu chứng lâm sàng khi bị viêm hoặc tổn thương ở hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo): lẫn máu trong nước tiểu.
Specific Gravity (SG): đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước). Chỉ số bình thường: 1.005 – 1.030.
Ketone (KET): Dành cho bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai. Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
Glucose (Glu): Chỉ số dành cho bệnh nhân xét nghiệm tiểu đường. Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai. Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
ASC (Ascorbic Acid): Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận. Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L
CÁCH LẤY MẪU NƯỚC TIỂU ĐÚNG
Khi xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên nhịn ăn uống từ 8h trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Lấy nước tiểu ở giữa dòng ( sau khi đi tiểu bớt một ít sẽ lấy phần nước tiểu tiếp đó).
Tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì càng tốt.
Trên đây là một số ý nghĩa và thông số xét nghiệm nước tiểu chúng ta nên biết. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội hiện đang ứng dụng máy phân tích nước tiểu 10 thông số – Sản phẩm nhập khẩu từ Anh quốc – Thiết bị phân tích chẩn đoán nước tiểu tiên tiến hàng đầu cho ra kết quả chuẩn xác nhất. Qua đó, xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Chỉ mất 10 phút, đảm bảo cho ra kết quả phân tích chính xác; phát hiện những bất thường trong mẫu nước tiểu , giúp cho quá trình khám và điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
Bệnh nhân dưới 18 tuổi phải có người giám hộ đi cùng.
Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0243.678.8888 - 082.999.2020
- Click [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất